Nhân sâm là gì ?
Nhân sâm là một vị thuốc quý, quà tặng sức khỏe từ thiên nhiên. Bộ phận dùng làm dược liệu là rễ phơi hay sấy khô của cây nhân sâm (Panax gingseng C.A. Mey.), thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Nhân sâm là cây mọc hoang hoặc được trồng ở những vùng cao, nhiệt độ thấp, mát lạnh. Loại sâm tự nhiên quý hơn sâm trồng và loại sâm này được gọi là dã sâm.
Nhân sâm là vị thuốc lợi về các kinh tỳ, phế, tâm. Theo những tài liệu cổ của Y Học Cổ Truyền, nhân sâm có tính bình, vị ngọt, hơi đắng có tác dụng bổ khí, cố thoát, điều tiết cơn khát, ích trí, an thần, kiện tỳ, bổ phế, trấn tĩnh, giảm đau mỏi và chống mệt mỏi.
Theo y học cổ truyền, nhân sâm là dược liệu đứng đầu trong Tứ đại danh dược. Từ xa xưa, nó thường dùng để chữa bệnh hoặc được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng phục vụ cho giới hoàng tộc các nước phương Đông. Tuy là một loại dược liệu quý, nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết rõ thực sự nhân sâm có tác dụng gì? Hãy cùng Thực Phẩm Lan tìm hiểu nhé!
Phân loại
- Phân loại theo nguồn gốc
– Nhân sâm Hàn Quốc: Ở phần đầu của củ sâm Hàn Quốc thường rất rắn chắc, ngắn và khá tròn. Phần chân củ có màu vàng hoàng thổ và to được phân thành chân rất rõ ràng. Sâm Hàn Quốc thường có trọng lượng nặng hơn so với những loại khác. Đặc biệt, nó có mùi thơm nức đặc trưng khi sử dụng.
– Nhân sâm Triều Tiên: Có đặc điểm khá giống với sâm Hàn Quốc. Sâm Triều Tiên có mùi thơm dịu nhẹ.
– Sâm Mỹ: Có màu vàng nâu, rắn chắc, hình trụ tròn, vỏ có các vân vòng ngang lồi lên, nhiều vết sần ngang dọc, trên đầu có vành củ rõ rệt. Mặt cắt phẳng, màu trắng ngà, hơi bột. Vị hăng đắng, hậu ngọt và có mùi thơm mát đặc trưng.
– Sâm Trung Quốc: Ở phần đầu củ sâm thì hơi mềm và thon dài. Thân củ sâm thường có màu trắng. Cơ cấu ở bên trong củ sâm nhìn khá xốp .Phần dưới chân sâm có hình dáng không rõ ràng, có cùng kích thước và trọng lượng khá nhẹ, không chắc.
– Nhân sâm Việt Nam: Có các đốt như đốt trúc với các mắt sâm chính là số năm tuổi. Củ có phần đầu nhỏ và mềm, thân màu trắng và xốp, rễ hầu hết mọc từ thân sâm, mùi thơm nhẹ. Sâm Ngọc Linh là loại vô cùng quý hiếm.
- Phân loại theo phương pháp chế biến
– Hồng sâm: Sâm tươi đem hấp bằng hơi nước rồi đem phơi khô mà không bỏ vỏ. Qua quá trình hấp bằng hơi nước, chất màu nâu không enzym xuất hiện và các hoạt tính sinh học được hình thành. Thời hạn sử dụng 10 năm (đóng gói hút chân không)
– Bạch sâm: Sâm tươi phơi khô sau khi bóc vỏ hoặc để nguyên. Có màu trắng như sữa. Hầu như không có phản ứng chất màu nâu xảy ra. Thời hạn sử dụng 3 năm (đóng gói hút chân không)
– Sâm Thái cực: Sâm tươi được ngâm sơ trong nước nóng rồi phơi khô. Có màu vàng nhạt hay màu nâu vàng nhạt. Trên bề mặt cắt có màu nâu sáng nhưng phần giữa lại có màu sáng. Thời hạn sử dụng 10 năm (đóng gói hút chân không)
Tác dụng tuyệt vời của nhân sâm đối với sức khỏe
Cải thiện tâm trạng, trí nhớ
Các thành phần ginsenosides và hợp chất K trong sâm có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do, xoa dịu thần kinh, cải thiện trí nhớ. Đồng thời tác dụng nhân sâm giúp tích cực trong việc cải thiện hành vi và nhận thức của người bị Alzheimer.
Chống oxy hóa, giảm viêm
Chiết xuất nhân sâm chứa ginsenoside. Hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do trong các tế bào, đồng thời ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.
Bổ sung năng lượng cho cơ thể
Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng của sâm làm giảm mệt mỏi, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Nó giúp những người đang có vấn đề về sức khỏe hoặc hoạt động thể chất nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Chiết xuất nhân sâm có khả năng xoa dịu trạng thái căng thẳng thần kinh, giảm lo âu. Qua đó hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp cho người sử dụng tìm lại được giấc ngủ ngon và trọn vẹn
Tăng cường hệ miễn dịch
Sâm giúp cải thiện hệ miễn dịch cho người bị ung thư dạ dày sau hóa trị, giảm tác dụng phụ của hóa chất. Ngoài ra, chiết xuất của nó còn giúp tăng cường hiệu quả của các loại vắc xin ngừa virus cúm.
Giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Hoạt chất ginsenosides trong loại thảo dược này giúp hạ đường huyết nhờ tác động đến việc sản xuất insulin ở tuyến tụy. Nó đồng thời cải thiện tình trạng kháng isulin, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bị tiểu đường.
Ngăn ngừa ung thư
Ginsenosides trong sâm có tác dụng chống oxy, duy trì sự khỏe mạnh của tế bào. Đồng thời nó còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bất thường, phòng ngừa ung thư.
Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Sử dụng trong thời gian dài giúp làm chậm tiến trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên phải sử dụng với lượng phù hợp và dùng sản phẩm đảm bảo về chất lượng.
Công dụng của sâm với da
Loại thảo dược này được ví là tiên dược duy trì tuổi xuân của phái đẹp. Trong thành phần của sâm có từ 10 – 35 hoạt chất saponin. Đây là dưỡng chất chính và đặc biệt quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào máu và bổ sung oxy. Dưỡng chất này giúp máu lưu thông và làn da sẽ trở nên hồng hào, căng bóng, tràn đầy sức sống. Đồng thời nó còn thúc đẩy sản sinh collagen tái tạo tế bào da, lấp đầy các nếp nhăn, phục hồi lại làn da tổn thương do tác động từ môi trường bên ngoài.
Cách dùng nhân sâm đạt hiệu quả tốt nhất
Uống trà nhân sâm
Cách này phù hợp dùng cho người mắc chứng khí hư. Dùng khoảng 1 – 2g sâm thái lát mỏng, cho vào ấm trà và đổ thêm nước sôi vào. Đợi khoảng 5 phút để sâm ngấm và có thể thưởng thức. Có thể hãm thêm vài lần đến khi trà có vị nhạt. Nhai phần bã nuốt nước.
Ngậm sâm
Phù hợp với người bị bệnh sức khỏe yếu, ăn uống kém, hơi thở yếu và gấp gáp, ho do suyễn. Sâm khô hoặc tươi mua về thái thành các lát mỏng, bỏ vào bình hoặc hộp có nặp đậy kín để dùng dần. Mỗi lần ngậm 1 lát. Khi sâm mềm nhai nuốt cả bã. Mỗi ngày dùng khoảng 3 – 4 lát.
Chế biến thành món ăn
– Cháo sâm: Nấu 3g sâm tươi hoặc khô với 100g gạo tẻ. Nên nấu bằng nồi đất hoặc nồi thủy tinh (tránh nấu bằng nồi kim loại). Mỗi ngày ăn 1 hoặc 2 lần (sáng và tối).
– Canh sâm hạt sen: Nguyên liệu gồm 3g nhân sâm tươi, 30 hạt sen, đường phèn. Mỗi lần lấy 10 hạt sen cho vào chén đựng nhân Sâm với lượng nước vừa đủ ngập. Đem hấp cách thủy 1 giờ. Sau đó ăn hạt sen và uống nước canh. Tiếp tục với 10 hạt sen tiếp theo… Làm vậy 3 lần trong ngày. Lần cuối cùng ăn luôn phần củ.
– Gà hầm sâm: Gà nguyên con đã làm sạch từ 1 – 1,5 kg, nhồi vào bụng gà 5 – 10g sâm thái lát vào rồi khâu kín phần nhồi vào đem hầm chín rồi múc ra thưởng thức.
Những người nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm
Nhân sâm là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải có thể sử dụng cho mọi đối tượng được. Một số nhóm người không sử dụng được nhân sâm như:
- Người thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng.
- Đặc biệt, người đang bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Người bị nôn mửa, trào ngược dạ dày, tăng huyết áp cũng không nên sử dụng. Nguyên nhân là do sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não.
- Phụ nữ trước khi sinh nở cũng không nên dùng nhân sâm.
- Người hay mất ngủ nhưng sức đề kháng yếu mà muốn dùng nhân sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (hay là đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn.
- Trẻ em có thể trạng yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ có nguy cơ bị kích dục sớm.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích đến cho bạn đọc. Hãy chia sẻ thông tin này để mọi người cùng hiểu thêm về tác dụng của nhân sâm nhé!
Nguồn: Sưu Tầm
Theo dõi chúng tôi qua trang facebook nhé: Thực phẩm Lan
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết tương tự khác ở link phía dưới đây nhé: